Năm Năm Tháng Tháng

Chu du qua thời gian và nơi chốn cùng Tản Mạn Kiến Trúc

ĐANG VÀ SẮP DIỄN RA

Dưới sự đề xướng của Niemeyer, kiến trúc hiện đại đã chứng tỏ tiềm năng tuyệt vời, liên kết chặt chẽ kiến trúc với cân nhắc về cấu trúc, phục hồi kỹ thuật và hình ảnh địa phương đã bị lãng quên, nối giữa quá khứ và tương lai. xGiả Thuyết Kiến Trúc

Chuỗi workshop cung cấp dẫn nhập khái quát về kiến trúc ở miền Nam, bao gồm các buổi trò chuyện chuyên đề mang tính lý thuyết và các chuyến tham quan kiến trúc thực tế, với diễn giải chi tiết về các công trình quan trọng cùng bối cảnh lịch sử và xã hội gắn liền với kiến trúc.

ĐÃ DIỄN RA

BÁCH BỘ

“Bách bộ” là chuỗi chương trình đi bộ tham quan kiến trúc do Tản Mạn Kiến Trúc thực hiện. “Bách bộ” nghĩa là từ từ bước đi, thong thả ngắm nhìn. Đi như thế là khi thảnh thơi để cảm nhận đời sống, để nhận ra những nền đá cũ hay những mái nhà xưa xa đã chìm vào giữa các lớp nhà cao tầng. Đi có chủ đích là bước đi chứ không phải chỉ đến một nơi nào đó, là để hòa vào đường phố và thấu hiểu lớp thời gian, qua bao thế kỷ và lớp lớp con người đã sống và đã sống nơi thành phố Sài Gòn.

Chuyến dạo chơi Sài Gòn điểm qua một số công trình quan trọng trong lịch sử kiến trúc và quy hoạch Sài Gòn, cùng khám phá những lớp lang ý nghĩa được lồng ghép, cách chúng được đón nhận và chuyển đổi theo thời gian, để hình dung về những đổi thay mà thành phố đã trải qua.

Kể từ khi đón nhận những làn sóng di dân đầu tiên từ thế kỷ 17, nhiều thế hệ cư dân người Hoa và người Việt đã liên tục góp nên những trầm tích văn hóa đa dạng. Chợ Lớn ngày nay lưu giữ những công trình kiến trúc lâu đời lẫn nét văn hóa đương đại đầy sống động.

Trở về thời điểm năm 1962-1967, điểm qua các giải pháp tái thiết Dinh Độc Lập, những ý tứ và khát vọng đằng sau từng bản thiết kế. Chuyến đi này đặt công trình kiến trúc vào bối cảnh lịch sử, thông qua ngôn ngữ của kiến trúc và thiết kế để thử tiếp cận vào tâm thế của một thời đại đầy đổi thay, khát vọng và mâu thuẫn.

Chol-Ch’nam-Th’may là dịp mừng năm mới theo truyền thống của cộng đồng người Khmer nói riêng, đồng thời diễn ra cùng lúc với năm mới của nhiều nước Đông Nam Á. Trước thềm Chol-Ch’nam-Th’may 2023, Tản Mạn Kiến Trúc tổ chức chương trình tìm hiểu văn hóa, kiến trúc, lễ hội của cộng đồng Khmer.

TRÀ ĐÀM

Trà Đàm là giây phút yên tĩnh được ngồi xuống với chính mình hay với những người đang cùng muốn lắng nghe đôi câu chuyện, dù thời gian gặp gỡ có ngắn ngủi chỉ “một tuần trà", chúng ta cũng có thể tâm sự chuyện đã trăm năm.

Trà Đàm là tên chuyên mục của các sự kiện trò chuyện chuyên đề, để chia sẻ những rung cảm, những xuyên thấu của thời gian đằng đẵng, về những dấu vết và ký ức làm ta rung động, từ những bậc thềm và khung cửa dãi dầu tháng năm đến kỷ vật chứa đầy tâm sự.

Đến Trà Đàm để lắng nghe và đôi khi để đối thoại ít điều…

Trong chương trình, Giáo sư Chung Hoàng Chương đặt ra góc nhìn đối chiếu giữa các mô hình quản lý sông tại châu Âu với bối cảnh sinh thái và văn hóa ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Kiến thức bản địa có thể đóng góp những gì trong nỗ lực giảm thiểu những tác động tai hại và bảo tồn lưu vực sông Mekong?

Kiến trúc sư Mel Schenck đặt kiến trúc hiện đại vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, cho thấy quá trình tính hiện đại quốc tế được ứng dụng vào bối cảnh Việt Nam giữa thế kỷ 20, phản ánh những khao khát khẳng định bản sắc và xây dựng nên không gian sống thoải mái trong khí hậu nhiệt đới.

Trong chương trình Trà đàm lần thứ 3, Tản Mạn Kiến Trúc vinh dự đón chào Thạc sĩ Phan Nguyễn Kiến Nam chia sẻ vài nét tóm lược từ kinh nghiệm hơn 10 năm thực địa tìm hiểu di sản Hán Nôm ở đình Nam Bộ.

Tản Mạn Kiến Trúc  chia sẻ một cái nhìn tổng quan và đa chiều xoay quanh kiến trúc dân dụng Nam Bộ. Mục tiêu là để mô tả mối quan hệ giữa con người và kiến ​​trúc, đặc biệt là kiến trúc dân dụng cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20.

Tản Mạn Kiến Trúc trò chuyện với Laita Design và Nhóm dịch giả trẻ về bản dịch cuốn sách Vẻ đẹp của những vật dụng hàng ngày của Soetsu Yanagi, đồng thời thảo luận về mối tương quan của quyển sách với bối cảnh thiết kế Việt Nam.

Trong chương trình Trà Đàm lần thứ 6, Tản Mạn Kiến Trúc và Năm Năm Tháng Tháng đón chào chị Hiền Nguyễn chia sẻ về chuyên môn phục chế tác phẩm nghệ thuật và kiến trúc.

TẬP SỰ KIẾN TRÚC

“Tập sự kiến trúc” là chuỗi chương trình với nhiều thực hành đa dạng bao gồm tọa đàm, tản bộ và workshop sáng tạo. Chuỗi chương trình được phát triển theo cách hỗ trợ người tham dự nhập vai vào vị trí một người làm kiến trúc đang tập sự, trong đó người tham dự cùng tìm hiểu lịch sử của một phong cách/ thời kỳ kiến trúc cụ thể, bóc tách những đặc điểm chủ đạo từ các công trình nổi tiếng của thời kỳ này qua việc thu thập dữ liệu từ những chuyến tham quan thực tế. 

Đích đến của chương trình là một thực hành sáng tạo từ các chất liệu và phương pháp thể hiện đa dạng và phong phú để làm nên phiên bản kiến trúc của riêng mình. 

Chuyến du hành quanh khu vực trung tâm và tái khám phá thành phố thông qua kỹ thuật collage - nghệ thuật cắt dán và sắp đặt hình ảnh. Kết quả nhận được là một ấn phẩm tạp chí độc đáo do chính bạn thực hiện về chuyến thực địa nghiên cứu lịch sử không gian công cộng của Sài Gòn.


Dựa theo các gợi ý và dẫn dắt từ Lộn Xộn, mọi người cùng cắt dán các tư liệu được chụp từ các chuyến điền dã của Lộn Xộn và Tản Mạn Kiến Trúc tại miền Tây, sau đó cùng dán nên các khung cảnh theo trí tưởng tượng đầy sáng tạo, mang dấu ấn cá nhân của từng bạn.

Cùng tìm hiểu về lịch sử của giấy, các thể thức đóng sách tại các nước Đông Á và quy thức viết chữ, in ấn tương ứng, sau đó cùng làm một cuốn sổ tay theo kỹ thuật đóng sách truyền thống.


Men theo những đan cài giữa phương Đông và phương Tây, chúng ta cùng trở về đầu thế kỷ 20 nhằm tìm hiểu bối cảnh ra đời của phong cách Đông Dương, sau đó cùng sáng tạo nên phiên bản của riêng mình qua thực hành sáng tạo với kỹ thuật collage.

Trong chuỗi chương trình “Tập sự kiến trúc” lần 2, chúng ta cùng ghé thăm những khu vườn tươi tốt của xứ phương Nam, để tìm hiểu cách con người đã sống chan hòa trong mối liên hệ với thiên nhiên.

Trong chuỗi chương trình “Tập sự kiến trúc” lần 3, chúng ta cùng tìm hiểu về kiến trúc hiện đại nhiệt đới tại miền Nam Việt Nam trong giai đoạn những năm 1960-70.

SUM SÊ CLUB

Sum Sê Club là một câu lạc bộ do Nam Thi House và Năm Năm Tháng Tháng cùng khởi xướng, hướng đến việc tạo dựng một không gian tinh thần nhằm kết nối cộng đồng thông qua những buổi đọc sách, trò chuyện và sinh hoạt văn hóa xoay quanh các chủ đề đa dạng mang tính liên ngành. ‘Sum Sê’ gợi hình ảnh hoa trái tốt tươi, thể hiện sức sống được nuôi dưỡng lành mạnh từ gốc rễ, một vòm xanh cổ thụ tạo nên bóng mát mời gọi những cuộc sum vầy trong thân ái chan hòa.

Những công trình chợ có mái che được xây dựng vào thời Pháp ở Việt Nam và Campuchia là những thực thể kiến trúc đáng chú ý xét ở khía cạnh quy hoạch, mở rộng đô thị, kỹ thuật và tương tác văn hóa.

Dưới sự đề xướng của Niemeyer, kiến trúc hiện đại đã chứng tỏ tiềm năng tuyệt vời, liên kết chặt chẽ kiến trúc với cân nhắc về cấu trúc, phục hồi kỹ thuật và hình ảnh địa phương đã bị lãng quên, nối giữa quá khứ và tương lai.