Tản Mạn

Cuốn sách còn hé cánh cửa dẫn bạn đọc vào bên trong các công trình, để cùng lắng nghe những câu chuyện về lịch sử xây dựng, về tập quán, văn hóa của địa phương, và về cả những ước mơ, khát vọng của gia chủ in dấu trên từng đường nét của những mái nhà xưa...

Thăm cô Hai nhà cổ Cao Triều, Bạc Liêu

[Dưới hiên nhà] là chuyên mục thăm nhà và gặp gỡ nhân vật, cùng ngồi xuống nghe những câu chuyện của họ để hiểu hơn về đời sống bên dưới những mái nhà phong rêu. Trong dịp này, chúng tôi ghé thăm cô Hai, người giữ gìn ngôi nhà thờ dòng họ Cao Triều ở Bạc Liêu.

Trên đường quê quanh co ở tỉnh Tiền Giang, không gian sống của gia đình họ Phan hiện ra với những cột mốc duyên dáng: một chiếc cổng màu hồng nổi bật, hàng giậu xanh mướt và hai cây me cổ thụ. Tất cả tạo ra một tổng thể mời gọi, báo ta biết rằng ta sắp sửa ghé thăm một khu vườn điển hình của phương Nam.

Màn trập - Bến Bình Đông ngày cận Tết 2024

Chuyến tản bộ ngày cận Tết quanh khu vực bến Bình Đông, đoạn Kinh Tàu Hủ giữa quận 8 và quận 4. Đây từng là tuyến đường thủy huyết mạch, đồng thời đóng vai trò kết nối văn hoá khi các luồng cư dân liên tục di chuyển và tương tác qua các tuyến sông, rạch, kinh đào.

Màn trập - Biệt thự và công thự ở Suối Tre

Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã xây dựng nhiều cơ sở vật chất phục vụ cho các đồn điền cao su ở Đông Nam Bộ. Tại Suối Tre (Long Khánh, Đồng Nai), họ đã cho xây dựng nhiều hạng mục nhà ở, khu giải trí, nhà thờ, bệnh viện, trường học,... 

Nhà cổ Trần Hữu Nhơn giữa rộn ràng và tĩnh lặng của phố thị Sa Đéc

Xuyên qua một phiên chợ sớm nhộn nhịp ở thành phố Sa Đéc, chúng tôi phát hiện một chiếc cổng cổ nằm khuất sau những tấm bạt nhựa của các gian hàng. Người chủ nhà hiện ra sau cánh cửa và vui vẻ đón chúng tôi vào thăm ngôi nhà.

Một không gian đầy chi tiết hiện ra trước người khách tò mò, màu sắc óng ánh của xà cừ gợi lên điều gì đó thiêng liêng vẫn luôn đợi ta dưới mái nhà cổ. Đây là phòng khách Việt, chiếc hộp bảo lưu thời gian, ký ức và sự hiện hữu của những đời người.

Vĩnh Long là một đô thị có lịch sử lâu dài ở vùng trung tâm đồng bằng. Tại đây nhiều cộng đồng cư dân với nhiều lớp văn hoá đã cùng sinh sống và tương tác suốt các giai đoạn lịch sử của vùng đất.

Màn trập - Đi tìm hiện đại

“Đi tìm hiện đại” là chuyến dạo chơi lần theo tâm thế hiện đại của cư dân thành phố cách đây hơn nửa thế kỷ.

Những dấu mốc thời gian nơi đô thị cổ Sa Đéc

Phố chợ Sa Đéc lưu giữ những dấu mốc gợi nên dòng chảy lịch sử đa dạng mà đô thị này từng trải qua. Cùng dạo bước qua những di sản kiến trúc tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp để thong thả cảm nhận thời gian trôi qua tại một đô thị lâu đời của xứ đồng bằng.

Ngôi nhà cổ họ Mai với kiến trúc nhà rường truyền thống Việt, tuy vẻ ngoài khiêm nhường song lại ẩn tàng bề dày lịch sử tận thuở đầu tiên khi di dân đến xây dựng nên vùng đất phương Nam...

Ngôi nhà là một minh chứng cho giai đoạn giao lưu Pháp Việt ở đầu thế kỷ 20, khi những ảnh hưởng từ Pháp song hành cùng truyền thống trang trí của Việt Nam trong cùng một không gian.

Nằm ẩn mình tại một góc vắng lặng của Sài Gòn, Bảo tàng Địa chất là một trong những bảo tàng ít được biết đến nhất của thành phố, vì thế không gian nơi đây luôn mang dáng vẻ hoài niệm. 

Dãy nhà Hội Trường B của Đại học Khoa học Tự nhiên, một công trình hiện đại với những điều chỉnh hài hòa với khí hậu nhiệt đới Việt Nam, được đánh giá cao về công năng và hiệu quả sử dụng lẫn hiệu quả thị giác...

Ở nông thôn, chúng tôi tìm thấy một mỹ cảm về đường biên, những dấu vết mềm mại vắt mình qua những chồng lấp của không gian và sinh thành nên một nơi chốn liền mạch...

Nằm ở giao điểm của những dòng sông lớn, Chợ Mới là điểm hội tụ của các dòng lưu thông quan trọng, đồng nghĩa với việc vùng đất này liên tục đón nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa trong suốt lịch sử của nó...

Tranh tường trở thành xu hướng trang trí được ưa chuộng ở miền Nam đầu thế kỷ 20. Khi trưng ra một nội thất đầy chi tiết và sắc màu, những người chủ đã để lại vài gợi ý về một nếp sống đã bị thời gian phủ lấp...

Ven những dòng sông và kênh đào trên vùng đất Mang Thít, những lò gạch cuối cùng chậm rãi nhả khói. Đứng trước những lựa chọn đổi thay, những gì còn lại của một “vương quốc thịnh vượng” vẫn lưu trữ ký ức giữa thời hiện đại...

Cụm kiến trúc này vốn tĩnh lặng vào ngày thường, đến dịp tháng 7 Âm Lịch lại trở nên sống động với nghi lễ "Phá cửa địa ngục - Xá tội vong nhân" giàu tính nhân văn...

Ngôi nhà mát màu xanh thẫm ở công viên Hòa Bình là một dấu mốc quen thuộc với người dân ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Tuy thế, những câu chuyện về công trình này thường ít được quan tâm...

“Tôi mười lăm tuổi rưỡi, xứ sở này không có bốn mùa, chúng tôi sống trong một mùa duy nhất, nóng nực, đơn điệu, chúng tôi sống trên một miền đất nóng nực trải dài, không có mùa xuân, không có sự hồi sinh.”

Bản đồ ban đầu là cái gì đó phản chiếu thực tại, là cái gì đó được làm ra chính xác qua đo đạc thực tế, người làm ra bản đồ đều mong muốn người ta có thể nhìn vào bản đồ để thấu hiểu trọn vẹn mọi kết cấu và mặt bằng mà nó tượng trưng qua các ký hiệu.

Một biên khảo về kiến trúc dân dụng miền Nam (từ cuối thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20)

Cuốn sách còn hé cánh cửa dẫn bạn đọc vào bên trong các công trình, để cùng lắng nghe những câu chuyện về lịch sử xây dựng, về tập quán, văn hóa của địa phương, và về cả những ước mơ, khát vọng của gia chủ in dấu trên từng đường nét của ngôi nhà. Với vốn tư liệu phong phú, cách diễn giải giàu tính kể chuyện, cùng những hình ảnh, bản vẽ được đầu tư kỹ lưỡng, cuốn sách chắc hẳn sẽ khơi gợi sự quan tâm và hiểu biết của cộng động về vốn di sản kiến trúc nước nhà... Xem thêm