Kiến Trúc

Một ngôi chùa được trang trí bằng những mảng gạch men tươi sáng phối trí đầy ngẫu hứng, thể hiện những đặc điểm độc đáo về thẩm mỹ cộng đồng của người Khmer tỉnh Sóc Trăng.

Gian trưng bày mô hình ‘Nhà ở truyền thống của người Khmer’ cung cấp một hình dung sơ lược về kiến trúc nhà ở dân gian của người Khmer vùng Nam bộ.

Vì nóc là một thành phần không thể thiếu cả trong bộ khung kiến trúc cung đình lẫn dân gian vào thời kỳ triều Nguyễn. Trong bài viết này, TMKT cung cấp thông tin về cấu kiện đặc biệt này, một thành tố vừa có chức năng chịu lực cho mái nhà, vừa thể hiện kỹ thuật chế tác tài tình của nghệ nhân cung đình.

Tòa chung cư trên đường Édouard Audouit (nay là đường Cao Thắng) nằm trong loạt công trình nhà ở mà KTS Paul Veysseyre thực hiện cho "Haut Commissariat de France" trong các năm 1942 đến năm 1948.

Kiến trúc sư đã khéo kết hợp chất thơ của vật liệu ngói cũ với cách diễn giải không gian riêng của chị. Tất cả cây cối đều được giữ lại, một đoạn tường dài được bổ sung vào mặt phía bắc của khu đất, tạo ra trục dẫn kết nối suốt chiều sâu khu vườn.

Những câu chuyện về gia đình của chú Hỏa cùng những hạng mục kiến trúc mà gia đình ông xây dựng đã trở thành một phần trong ký ức tập thể của đô thị Sài Gòn. 

Trung tâm Hành hương Fatima mang ngôn ngữ thiết kế hiện đại, cắt giảm các yếu tố biểu hình một cách triệt để. Các tấm bê tông hứng lấy nắng chiếu buổi chiều tạo ra những bóng đổ mạnh mẽ, ấn tượng.

Khởi đi từ những thảo luận đầu tiên vào năm 1868 về một khu chợ mới, mãi đến năm 1914 chợ Bến Thành mới được hoàn thiện. Sự ra đời của Chợ Bến Thành tựa như một giấc mơ trở thành sự thật, giấc mơ của gần năm thập kỷ tranh luận và kiếm tìm giải pháp xây dựng thành phố. 

Trong các phương án gửi về trong cuộc thi thiết kế, giải pháp của KTS Huỳnh Kim Mảng được đánh giá cao và được trao giải nhất. Tuy thế, dự án xây dựng lại chợ trung tâm đã không được theo đuổi đến cùng và ngôi chợ vẫn giữ nguyên hiện trạng cho đến hôm nay.

Việc hoàn thiện một khối lượng công việc khổng lồ để kịp tiến độ hoàn thành trang trí Dinh Độc Lập đặt ra áp lực lớn lên đội ngũ các văn phòng thiết kế. Trong hai năm 1966, 1967, Dinh Độc Lập đã trở thành một công trường khổng lồ nơi các nhà thiết kế thử nghiệm và hiện thực hóa suy tư của họ.

Chúng ta cùng ghé thăm một căn nhà phố trên đường Lý Tự Trọng để phân tích một số đặc điểm điển hình ở nhà phố hiện đại miền Nam giữa thế kỷ 20, đặt trong bối cảnh văn hoá - xã hội và khí hậu của Việt Nam.

Khu vực Công trường Quốc tế - Hồ Con Rùa trải qua nhiều thay đổi về thiết kế và công năng. Cùng lật giở từng lớp lịch sử chồng lấp khám phá những đổi thay của thành phố, cảnh quan và con người.

Chùa Khải Tường, nơi Hoàng đế Minh Mạng ra đời, đã hoàn toàn biến mất song lại chứa nhiều chỉ dấu quan trọng cho lịch sử Sài Gòn - Gia Định và miền Nam nói chung.

Thư viện Khoa học Tổng hợp (trước đây tên là Thư viện Quốc gia) thể hiện nhiều đặc điểm của dòng kiến trúc hiện đại được phát triển tại miền Nam Việt Nam trong những năm nửa cuối thế kỷ trước, đặc biệt trong kỹ thuật điều tiết vi khí hậu, trang trí và xử lý bề mặt.

Bên cạnh các công trình cộng đồng quan trọng hàng đầu như miếu và hội quán, cư dân người Hoa cũng xây dựng các hạng mục dành tưởng niệm người đã khuất, đó là nghĩa trang và nghĩa từ.

Chùa Giác Lâm cho ta một hình dung về kiến trúc gỗ truyền thống của khu vực miền Nam thế kỷ 18, đồng thời lưu giữ nhiều hiện vật liên quan đến lịch sử Phật giáo qua nhiều thời kỳ lịch sử.

Nằm trong kế hoạch định hướng Đà Lạt trở thành trung tâm học thuật của đất nước, năm 1961 Nguyên Tử Lực Cuộc đã thành lập Trung Tâm Nguyên Tử Lực Đà Lạt theo lệnh của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Trong thế kỷ 19-20 một phong trào kiến trúc giao thoa giữa Pháp - Việt đã từ từ được hình thành và phát triển, tên của nó trở thành tên của một vùng đất của kỷ niệm và cả của một thời đại, nền nghệ thuật, Đông Dương.

Tân Châu là một thị xã nằm sát biên giới giữa Việt Nam và Campuchia. Đặc điểm địa lý và sự giao thoa về văn hóa khiến Tân Châu trở thành một địa điểm đặc biệt thú vị để tìm hiểu kiến trúc. Tản Mạn Kiến Trúc thực hiện một minh họa lát cắt địa hình và những kiểu kiến trúc gắn liền với địa hình khu vực Tân Châu.

Thông qua khảo sát ý nghĩa các biểu tượng trên các công trình thuộc địa, chúng ta có thể tiếp cận đến thông điệp của các nhà chức trách trong việc phô diễn một số giá trị nước Pháp đến với người dân thuộc địa. Các biểu tượng trong hệ thống trang trí thuộc địa tại Sài Gòn thường xoay quanh những thông điệp chung: khoa học, tiến bộ và văn minh.

Cấu trúc ghép kèo thép chữ I (I beam/ jack arch ceiling) thường được bắt gặp ở các công trình của người Pháp giai đoạn đầu thời thuộc địa. Ngày nay có thể quan sát chi tiết này ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (quận 1) Tp.HCM.

Công trình hiện chỉ còn lại nền phế tích sau những biến động của lịch sử. Thông qua lịch sử xây dựng và sử dụng, có thể thấy nơi đây từng đóng vai trò quan trong hàng đầu trong việc tế tự của triều đình, chỉ sau đàn Nam Giao trong tất cả các lễ nghi tế tự của quốc gia. 

Nhà cửa nông thôn có sự thể nghiệm với các hình khối mới mẻ, năng động của xu hướng hiện đại, song vẫn giữ lại những yếu tố truyền thống, đặc biệt là bố cục không gian vì đó là những nếp nhà đã hình thành qua thời gian dài và ăn sâu vào nếp sinh hoạt nông thôn.

Bản phác thảo những thay đổi về thị hiếu thể hiện trên mặt tiền của các ngôi nhà truyền thống miền Nam. Mỗi giai đoạn lịch sử, cư dân đều tương tác với những làn sóng đang thịnh hành, gạn lọc và biến tấu thành ngôn ngữ trang trí của riêng họ.

Cửa thượng song hạ bản cho phép một phần nhỏ ánh sáng lọt vào nội giới, nơi sắc tối đen của gỗ ngự trị, hình thành nên chiều sâu bóng tối đầy chất cảm trong nội thất cổ Việt Nam.

Những tấm rèm bê tông giúp ngôi nhà vừa mở ra với thế giới bên ngoài nhưng cũng hấp thụ những tác nhân khó chịu của khí hậu nhiệt đới để tạo ra sự thoải mái cho người sống trong đó.

Một biên khảo về kiến trúc dân dụng miền Nam (từ cuối thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20)

Cuốn sách còn hé cánh cửa dẫn bạn đọc vào bên trong các công trình, để cùng lắng nghe những câu chuyện về lịch sử xây dựng, về tập quán, văn hóa của địa phương, và về cả những ước mơ, khát vọng của gia chủ in dấu trên từng đường nét của ngôi nhà. Với vốn tư liệu phong phú, cách diễn giải giàu tính kể chuyện, cùng những hình ảnh, bản vẽ được đầu tư kỹ lưỡng, cuốn sách chắc hẳn sẽ khơi gợi sự quan tâm và hiểu biết của cộng động về vốn di sản kiến trúc nước nhà... Xem thêm