[Bách Bộ] - Những công trình công cộng tại Sài Gòn thời Pháp thuộc

“Bách bộ” là chương trình đi bộ tham quan kiến trúc do Tản Mạn Kiến Trúc thực hiện. “Bách bộ” nghĩa là từ từ bước đi, thong thả ngắm nhìn. Đi như thế là khi thảnh thơi để cảm nhận đời sống, để nhận ra những nền đá cũ hay những mái nhà xưa xa đã chìm vào giữa các lớp nhà cao tầng. Đi có chủ đích là bước đi chứ không phải chỉ đến một nơi nào đó, là để hòa vào đường phố và thấu hiểu lớp thời gian, qua bao thế kỷ và lớp lớp con người đã sống và đã sống nơi thành phố Sài Gòn.

Kiến trúc công cộng phô bày trước sự chiêm ngưỡng và đánh giá của cộng đồng. Những công trình thời Pháp này được thiết kế với nhiều ý hướng của Hệ thống quản trị đương thời, trong đó được lồng ghép nhiều thông điệp về tinh thần khai minh, tự do và bình đẳng mà những nhà quản lý muốn trình diễn ra với công chúng. Thời gian trôi đi, những ý hướng ấy phai mờ dần theo năm tháng, công trình trải qua những quá trình chuyển đổi ý nghĩa, trở thành những nơi chốn thân thuộc trong hình dung của cộng đồng về thành phố.


Hành trình đi qua những công trình với chức năng, câu chuyện, giai thoại và biểu hiện kiến trúc quan trọng trong viễn tưởng về một hành phố ổn định của người Pháp. 


Chuyến dạo chơi lần này điểm qua một số công trình quan trọng trong lịch sử kiến trúc và quy hoạch Sài Gòn, cùng khám phá những lớp lang ý nghĩa được lồng ghép, cách chúng được đón nhận và chuyển đổi theo thời gian, để hình dung về những đổi thay mà thành phố đã trải qua.

Đi xuyên qua những làn sóng văn hoá của một thời kỳ kỳ lạ

Đi bách bộ với TMKT là đi và nhìn vào cả những di sản còn hiện hữu ở mặt vật chất, lẫn những dấu vết đã trống hoác khi một công trình, bức tượng, bờ tường biến mất trong dòng lịch sử. “Đi bách bộ”, đi thảnh thơi để đưa mình trải nghiệm di sản trong chính toàn vẹn bối cảnh của khu vực: con người, thời gian, sự đổi dời… ta mới thực sự có được những suy nghĩ và cảm hứng chân thật về những nơi chốn ấy.

TMKT luôn mong muốn lắng nghe những chia sẻ và phản hồi từ quý vị để cùng thấu hiểu vẻ đẹp của di sản. Di sản không chỉ thuộc về quá khứ vì nó tựa sinh thể có định mệnh, có sự sống từ cư dân của nó, có tinh thần của lớp lớp thế hệ con người, vì thế di sản tiếp tục kể những câu chuyện của ngày hôm nay.

Người Pháp đã lồng ghép những câu chuyện nào qua hệ thống phù điêu dày đặc trên các công trình công cộng? Chuyến hành trình bóc tách những câu chuyện ẩn sau lớp hình ảnh ấy để kể về một thời kỳ đầy biến chuyển trong văn hóa Việt Nam